Lời giới thiệu: Bánh mì Brazil Bánh mì Brazil, một món bánh mì đặc biệt rất ngon, bánh mì Brazil lại làm khá nhanh và dễ nữa. Bánh mì Brazil khác với bánh mì thông thường ở chỗ bánh mì Brazil không có bột mì mà chỉ sử dụng bột năng, bánh mì Brazil không cần phải nhồi bột vất vả và chờ đợi lên men như bánh mì khác. Bánh mì Brazil ăn khá lạ với lớp vỏ giòn giòn vụn vụn, lớp nhân dẻo dai béo ngậy và vị phô mai thơm lừng. Bánh mì Brazil làm rất nhanh chỉ với 5p chuẩn bị nguyên liệu và 15p nướng nên rất thích hợp với những ngày bận rộn, những hôm cần đồ ăn nhanh đấy. Bài này web sẽ hướng dẫn các bạn làm món bánh mì Brazil rất ngon và đặc biệt này nhé. * Cách làm Caramen Flan * Cách làm kem Rhum nho * Cách làm kem đậu xanh Chuẩn bị:- 1 quả trứng gà để nhiệt độ phòng- 170gr bột năng- 65gr dầu Ôliu- 160ml sữa tươi không đường- 65gr creamcheese (có thể dùng phô mai con bò cười cũng rất ngon và tiện lợi)- 1tsp muối- 20gr đường (trong công thức gốc bánh mì Brazil không có đường nhưng nhà mình hảo ngọt nên cho thêm vào, ăn rất ngon mặn ngọt vừa miệng)- Khuôn Cupcake Các bước thực hiện: Bật lò nhiệt 210 độ, nướng khay giữa lò. Dùng 1 chút dầu Ôliu phết thành lớp mỏng trong lòng khuôn Cupcake để chống dính hoặc dùng giấy lót Cupcake. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào máy xay sinh tố rồi xay trộn thật đều, phô mai tan nhuyễn hỗn hợp trộn thật đều sánh lỏng là được (ở đây mình dùng máy xay cầm tay nên cho nguyên liệu vào cốc có miệng rót rồi xay trộn đều nguyên liệu). Chia hỗn hợp nguyên liệu vào khuôn cupcake chuẩn bị sẵn, rót hỗn hợp nguyên liệu khoảng 1/3 khuôn cupcake vì bánh mì Brazil phồng nở rất nhiều nên chỉ rót khoảng 1/3 khuôn là được (công thức bánh mì Brazil trên mình chia đều được 12 khuôn cupcake đường kính đáy 5cm) Nhiệt độ lò đủ 210 độ thì cho khay bánh mì Brazil vào nướng khoảng 15p là bánh mì Brazil phồng mặt chín vàng. Nhấc khay bánh mì Brazil đã chín ra khỏi lò nướng. Bánh mì Brazil khi chín phồng nở to căng tròn nhưng bánh mì Brazil có lớp vỏ khá mỏng nên khi nguội bánh mì Brazil sẽ bị xẹp vỏ lại 1 chút, ruột bánh mì Brazil dẻo dai ăn béo ngậy. Bánh mì Brazil ăn nóng hay nguội đều rất ngon, bảo quản hộp kín 1-2 ngày. Khi ăn bánh mì Brazil có thể quay lò vi sóng cho nóng lại 1 chút bánh mì Brazil sẽ ngon hơn rất nhiều. Chúc các bạn thành công! Xem thêm : Cách làm siro mận, mứt mận Cách làm mận xào gừng Cách làm nước quả thanh long nguyên chất cực ngon Cách làm bánh trái cây đậu xanh nổi tiếng của Thái Lan Cách làm trà sữa Thái Lan Share Tweet Pin Share No comments
Lời giới thiệu: Nước quất ngâm Bài này web sẽ hướng dẫn các bạn công thức ngâm nước quất cực ngon, giải khát cực đã trong những ngày làm việc mệt mỏi, thời tiết nóng bức. Nước quất ngâm ngoài tác dụng giải khát thì tinh dầu trong vỏ quất sẽ giúp trị ho, sạch họng và thoải mái tinh thần người uống. Nhà mình lúc nào cũng có 1 bình quất ngâm trong tủ để phục vụ cho các thành viên trong gia đình. Nước quất ngâm mát lạnh chua chua mặn ngọt vị hài hòa luôn làm hài lòng cả những người khó tính nhất. Làm nước quất ngâm không hề khó, các bạn chỉ dành chút thời gian là có l bình quất ngâm ngon tuyệt này rồi. * Cách làm Caramen Flan * Cách làm bánh lưỡi mèo * Cách làm bánh quy mặn AFC Chuẩn bị: - 1kg quất xanh - 800gr đường trắng - 100gr muối tinh sạch - Bình thủy tinh sạch ngâm được 1kg quất Các bước thực hiện: Quất rửa thật sạch, để ráo nước. Cắt đôi quả quất vắt lấy nước cốt quất, lược bỏ hết hạt quất và giữ lại vỏ quất. Vỏ quất dùng dao thái thành nhiều miếng nhỏ (hoặc để nguyên đều được). Bình thủy tinh rửa sạch để khô ráo, rải 1 lớp vỏ quất xuống đáy bình rồi rải 1 lớp muối, 1 lớp đường lên trên vỏ quất. Tiếp tục rải vỏ quất, muối, đường cho đến khi hết nguyên liệu. Đổ nước cốt quất lên trên cùng và đậy kín nắp lại ngâm quất trong vòng 1 tháng. Hai tuần đầu có nắng thì mang bình quất ngâm ra phơi cho vỏ quất héo lại và tránh nấm mốc váng trắng. Nước quất ngâm trong vòng 1 tháng đường tan hết là dùng được. (nước quất ngâm sau 2 tuần, đường đã tan gần hết) Nước quất ngâm sánh, dẻo và cực thơm, múc nước quất ngâm ra cốc và thêm nước, đá vào rồi thưởng thức. (nước quất ngâm sánh, dẻo, và cực thơm) (thêm nước, đá...và thưởng thức) Trên đây là cách ngâm nước quất cực ngon, vô cùng đơn giản. Nước quất ngâm để được rất lâu mà không hề bị nổi mốc, váng trắng. Chúc các bạn giải khát cực đã với món nước quất ngâm mới lạ trong mùa hè này. Xem thêm : Cách làm bánh trái cây đậu xanh nổi tiếng của Thái Lan Cách làm trà sữa Thái Lan Share Tweet Pin Share No comments
Lời giới thiệu: Bánh nướng nhân đậu xanh Mùa trung thu đang đến rất gần rồi, bánh nướng bánh dẻo là món bánh truyền thống không thể thiếu trong ngày tết trung thu cổ truyền của dân tộc. Bài này web sẽ hướng dẫn tất tần tật cách làm bánh nướng nhân đậu xanh truyền thống. Các khâu chuẩn bị cho món bánh trung thu phải được làm trước tối thiểu cả tháng trời gồm có nấu nước đường vỏ bánh nướng và ngâm trứng muối vì vậy nếu các bạn muốn tự tay chuẩn bị bánh nướng trung thu năm nay cho cả nhà thì hãy tiến hành làm luôn bây giờ cho kịp nhé. Nước đường vỏ bánh nướng để càng lâu thì màu của bánh nướng sẽ càng đậm đẹp nên các bạn cố gắng chuẩn bị sẵn nước đường càng sớm càng tốt, có thể nấu năm nay cất lọ kín cho đến mùa trung thu năm sau dùng. Nếu không có thời gian chuẩn bị trước, các bạn cố gắng chuẩn bị nước đường trước 1 tuần là có thể làm được. Trứng muối cho nhân bánh trung thu các bạn có thể mua sẵn hoặc tự ngâm tại nhà, trứng muối ngâm rất đơn giản, các bạn chuẩn bị trước tối thiểu khoảng 20 ngày đến 1 tháng. Nếu có thời gian các bạn có thể ngâm trứng muối trước đó, trứng đạt các bạn sơ chế rồi bảo quản ngăn đá dùng dần. Cách ngâm trứng muối các bạn xem tại đây. Nhân bánh trung thu cần chuẩn bị trước 1 ngày hoặc các bạn có thể làm trước nhân bánh trung thu khi có thời gian rồi bảo quản nhân bánh trung thu vào ngăn đá, trước khi sử dụng 1 ngày thì bỏ nhân bánh trung thu ra rã đông tự nhiên rồi tiến hành làm bánh nướng như bình thường. * Cách làm Caramen Flan * Cách làm kem Rhum nho * Cách làm kem đậu xanh Chuẩn bị: A. NƯỚC ĐƯỜNG BÁNH NƯỚNG - 1200g đường (đường vàng sẽ làm nước đường bánh nướng lên màu đẹp hơn so với đường trắng) - 600ml nước sôi - 2 lát chanh mỏng B. NHÂN ĐẬU XANH - 300g đỗ xanh - 170g đường - 100g dầu ăn - 1tbs bột nếp (bột bánh dẻo) C. VỎ BÁNH NƯỚNG (công thức cho khoảng 10 bánh 150g) - 310g bột mì đa dụng - 200g nước đường bánh nướng - 30g dầu ăn - 1 lòng đỏ trứng gà - 10g bơ lạc nhuyễn (không có cũng được, có bơ lạc vỏ bánh sẽ bùi và thơm hơn) Vì nhà mình có tai nạn nhỏ hy hữu với nước tro tàu gây bỏng miệng nên từ đó mình không dùng nước tro tàu trong công thức vỏ bánh nướng nữa. Nếu các bạn dùng nước tro tàu được làm từ tự nhiên thì có thể thêm vào công thức vỏ bánh nướng 1tbs nước tro tàu với tác dụng làm vỏ bánh nướng sậm màu và xốp mềm hơn. Tuy nhiên công thức vỏ bánh nướng ở trên không có nước tro tàu bánh nướng vẫn lên màu rất đẹp và mềm mại. Đây là công thức vỏ bánh nướng mình học ở trên mạng khá ưng ý và đã có chút thay đổi trong công thức để cho ra sản phẩm ngon và đẹp mắt nhất. Dụng cụ: khuôn bánh trung thu (có thể dùng khuôn lò xo, khuôn nhấn, khuôn gõ... cá nhân mình thấy làm khuôn lò xo là dễ thao tác nhất), cây cán bột, chổi quét, dầu ăn (hoặc bột mì để chống dính), bình xịt nước, tăm nhỏ nhọn. Các bước thực hiện: A. NƯỚC ĐƯỜNG BÁNH NƯỚNG Dùng 200g đường đun với 50ml nước lạnh cho đến khi tan hết đường, nước bay hơi hết, nước đường sẽ chuyển dần sang màu nâu đậm (caramen) thì đổ 600ml nước đun sôi vào nồi (chú ý nước bắn kẻo bỏng tay), cho nốt số đường còn lại và 2 lát chanh vào nồi đun cùng. Khi nước đường sôi thì vặn nhỏ nhiệt, đun nước đường sôi liu riu khoảng 50-60p là được. Trước khi tắt bếp dùng vá lỗ vớt hết chanh và bọt trong nồi nước đường rồi tắt bếp (không quấy đảo lâu trong nồi nước đường). Để nước đường nguội rồi rót vào hộp sạch, đậy kín rồi cất dùng dần. Chú ý trong thời gian đun nước đường không quấy đảo đường dễ dẫn đến hiện tượng đường kết tinh lại, có thể cầm quai nồi lắc nhẹ nồi cho đường nhanh tan. Nước đường nguội hoàn toàn cất hộp kín để nơi mát mẻ sau 1 tuần đã có thể dùng được. Tuy nhiên nước đường để càng lâu thì vỏ bánh nướng sẽ càng mềm mại và lên màu đẹp nên các bạn cố gắng nấu nước đường càng sớm càng tốt, có thể năm nay nấu cho năm sau dùng. (Nước đường mới nấu) (Nước đường sau 1 năm) B. NHÂN ĐẬU XANH Đỗ xanh nhặt bỏ hạt xấu hỏng, nên ngâm đỗ xanh trong nước ấm trước khoảng 6-8h để khi nấu đỗ xanh sẽ nhanh chín mềm. Đãi đỗ cho sạch bọt rồi cho đỗ vào nồi với 500ml nước và đường, hầm đỗ xanh chín mềm. Có thể dùng nồi áp suất hoặc nồi cơm điện để hầm đỗ, ở đây mình dùng chế độ nấu cháo của nồi cơm điện. Sau khi đỗ chín mềm, để đỗ xanh nguội bớt rồi xay nhuyễn. Các bạn dùng máy xay cầm tay có thể xay luôn tại nồi, nếu dùng cối xay thì chú ý cho thêm nước để xay kẻo khô quá sẽ khó xay và dễ cháy máy. Xay đỗ nhuyễn mịn, cẩn thận hơn nữa thì lược đỗ qua rây cho mịn hẳn rồi cho đỗ đã nhuyễn mịn vào chảo (nồi) sên trên bếp với nhiệt nhỏ. Chia dầu ăn làm 3 lần rót vào chảo đỗ khi đỗ vẫn còn nhiều nước, đảo dầu ăn trộn thật đều vào đỗ rồi cho lượng dầu ăn tiếp theo vào chảo đỗ, 1/3 lượng dầu cuối các bạn hoà đều với bột nếp rồi mới rót vào chảo đậu. Đảo đậu đều tay cho đậu khỏi dính vào đáy chảo gây cháy khét, lượng nước trong đậu sẽ bay hơi dần, đậu sẽ từ từ kết dính với nhau thành 1 khối. Lúc này việc đảo nhân đậu sẽ khó và nặng tay hơn, các bạn vẫn tiếp tục đảo nhân đậu cho đến khi nhân đậu thành khối đứng không còn bị chảy sệ là được, dùng tay vê thử đậu thành khối tròn đặt trên chảo nóng mà giữ nguyên khối là đạt. Quá trình sên nhân đậu sẽ mất khoảng 2 tiếng. Để nhân nguội rồi bảo quản ngăn mát tủ lạnh, bọc kín nhân trong lúc chờ nguội để nhân đậu xanh không bị khô se bề mặt. Nếu chưa dùng ngay các bạn cất nhân vào ngăn đá để bảo quản. C. CÁCH LÀM BÁNH NƯỚNG Các bạn chia nhân trước khoảng 1h (có thể chia nhân từ tối ngày hôm trước), để nhân ngăn mát tủ lạnh cho nhân cứng lại thì vỏ bánh sẽ dễ bao xung quanh nhân và đứng bánh. Với bánh nướng truyền thống các bạn chia tỉ lệ 1 vỏ: 2 nhân. Ví dụ như các bạn làm bánh nướng 150g thì các bạn cân khối lượng nhân là 100g (gồm cả trứng muối nếu có trứng), vỏ sẽ là 50g (nếu mới làm bánh nướng chưa quen tay các bạn có thể chia lượng nhân ít đi 10g là 90g nhân và tăng lượng bột vỏ lên 10g là 60g vỏ cho dễ thao tác bao bột kín xung quanh nhân). Vê nhân thành viên tròn (nếu có trứng muối thì đặt trứng giữa nhân rồi miết đều nhân bọc trứng lại rồi vê thành viên tròn), bọc kín nhân để ngăn mát tủ lạnh. Bóp nhuyễn bơ lạc với bột rồi trộn thật đều tất cả các nguyên liệu khô và nguyên liệu ướt của vỏ bánh nướng với nhau. Trộn các nguyên liệu đều với nhau, không trộn bột lâu quá bột dễ bị chai cứng. Bọc kín khối bột rồi để bột nghỉ khoảng 30p. Sau khi bột nghỉ đủ, chia bột thành nhiều khối nhỏ theo tỉ lệ nhân đã chia sẵn, với số nguyên liệu trên ta được ~550gr khối lượng vỏ, nếu làm bánh nướng 150g thì chia đều 550g bột vỏ thành 10 cục bột nhỏ. Bật lò nướng 180 độ 2 lửa. Dùng cây cán bột cán miếng bột vừa đủ bao khoảng 2/3 nhân bánh, đặt viên nhân vào giữa miếng bột rồi dùng tay miết dần bột bao kín nhân. Nếu có không khí ở giữa nhân và bột các bạn dùng tăm chọc thủng lỗ khí rồi miết chặt vỏ bánh lại, cố gắng miết đều và không để có không khí giữa vỏ và nhân sẽ làm cho bánh nướng trong khi cắt dễ bị rời nhân với vỏ. Nếu bột bị dính tay và dế bị dính cây cán bột các bạn xoa ít bột mì khô hoặc 1 lớp dầu ăn mỏng để chống dính. Với tỉ lệ nguyên liệu của vỏ bánh trên và mình dùng bột mì đa dụng hoa ngọc lan thì rất dễ thao tác vì khối bột vỏ mềm vừa đủ và không bị dính. (tùy theo từng loại bột sau khi trộn nguyên liệu khối bột vỏ có thể khô hoặc mềm quá so với công thức, các bạn có thể thêm 1 chút dầu ăn nếu bột bị khô hoặc thêm 1 chút bột nếu vỏ quá mềm và dính) Quét 1 lớp mỏng dầu ăn vào khuôn để chống dính (với khuôn lò xo và khuôn nhấn mình thấy dùng chống dính bằng dầu ăn thích hơn, nhưng nếu dùng khuôn gõ các bạn nên chống dính bằng bột mì thì bánh sẽ lấy ra dễ dàng hơn), cho bánh vào khuôn để đóng bánh ra bàn hoặc đóng bánh thẳng vào khay nướng có lót giấy chống dính (mình đóng bánh trung thu thẳng vào khay nướng để tránh di chuyển bánh nhiều gây mất nét). Dùng tăm nhọn chọc nhiều lỗ nhỏ dưới đáy mặt bánh trước khi đóng bánh vào khay, trong quá trình nướng bánh ở nhiệt độ cao hơi nước còn trong nhân sẽ thoát ra ngoài theo lỗ khí nhỏ đó. Xếp đều bánh vào khay nướng với khoảng cách 2-3cm, lò nướng đủ nhiệt độ các bạn cho bánh vào nướng 12p (tùy theo bánh to hay nhỏ các bạn thêm hoặc bớt thời gian nướng). Chuẩn bị hỗn hợp quét mặt bánh nướng truyền thống gồm: 1 lòng đỏ trứng gà, 1 tsp lòng trắng, 1tsp sữa tươi, 1 tsp dầu ăn, 1-2 giọt màu thực phẩm nâu đỏ (không cần dùng màu thực phẩm thì màu bánh vẫn rất đẹp rồi). Trộn thật đều hỗn hợp quét mặt bánh rồi lược lại qua rây 1 lần để loại bỏ lợn cợn của trứng. Bánh nướng chín màu trắng đục các bạn lấy khay bánh nướng ra khỏi lò rồi xịt nước cho bánh nướng nguội bớt, tăng nhiệt độ lò lên 10 độ. Bánh nguội bay bớt hơi nước các bạn dùng chổi quết nhẹ hỗn hợp trứng đã pha lên mặt bánh, chú ý không quết đẫm hôn hợp trứng mặt bánh sẽ làm cho bánh nướng mất hoa văn, không được sắc nét. Cho khay bánh nướng vào lò nướng bánh thêm 7p rồi lại lấy khay bánh ra xịt nước cho bánh nguội bớt. Bánh nguội bớt ta lại tiến hành quết hỗn hợp trứng lên mặt bánh 1 lần nữa, cho khay bánh vào lò nướng thêm 7p là bánh đạt, lúc này bánh đã chín vàng mặt rất đẹp. Sau 3 lần nướng nếu vỏ bánh nướng mà chưa khô hẳn, vỏ bánh nướng vẫn còn mềm thì các bạn hạ nhiệt độ lò xuống 110 độ để chế độ quạt gió rồi cho bánh vào sấy thêm 10-15p cho bánh khô ráo hoàn toàn. Lúc này vỏ bánh sẽ giòn và cứng, bánh nướng để sau 1 hôm thì lượng dầu trong nhân bánh nướng tiết ra sẽ làm vỏ bánh mềm và đậm màu hơn rất nhiều. Bánh nguội hoàn toàn các bạn đóng bánh nướng trong hộp kín hoặc túi kín để bảo quản. Bánh nướng trung thu để nhiệt độ phòng được 3-5 ngày, muốn bảo quản bánh nướng được lâu hơn các bạn cất ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tuần. Bánh nướng truyền thống nhâm nhi với trà mạn rất ngon. Chúc các bạn thành công! Xem thêm : Cách làm siro mận, mứt mận Cách làm mận xào gừng Cách làm nước quả thanh long nguyên chất cực ngon Cách làm bánh trái cây đậu xanh nổi tiếng của Thái Lan Cách làm trà sữa Thái Lan Share Tweet Pin Share No comments
Lời giới thiệu: Cream Cheese Flan (Flan phô mai) Flan phô mai mát lạnh cực ngon, béo ngậy đầy bổ dưỡng là món ăn lý tưởng cho những bạn cần tẩm bổ. Nhà mình toàn người "đẫy đà" nhưng chẳng ai có thể từ chối món Flan phô mai siêu thơm ngon này. Từ cách làm Caramen Flan cơ bản chỉ có trứng và sữa, ta có thể biến tấu ra vô vàn món Flan như: Flan dừa, Flan cafe, Flan cafe sữa dừa, Flan bí đỏ... và ở bài này web sẽ hướng dẫn các bạn làm món bánh Flan phô mai rất thơm ngon này nhé. Flan phô mai làm rất dễ, rất thích hợp cho các bé lười ăn vì hương vị ngọt ngào thơm ngậy của Flan phô mai này các bé rất thích, Flan phô mai dễ ăn và đầy bổ dưỡng các bé khó có thể chối từ đấy. * Cách làm Caramen Flan cơ bản bằng lò nướng * Cách làm Caramen Flan dừa * Cách làm kem Rhum nho * Cách làm kem đậu xanh Chuẩn bị: (cho khoảng 6 ramenkin đường kính 7cm) A. Phần caramen - 40gr đường - 20ml nước B. Phần Flan phô mai - 250ml sữa tươi không đường - 40gr đường - 50gr cream cheese (mình dùng cream cheese của Anchor, nếu không có sẵn các bạn có thể thay thế bằng 4 viên phô mai con bò cười) - 1 quả trứng gà - 3 lòng đỏ trứng gà Bài này web sẽ hướng dẫn làm Flan phô mai bằng nồi hấp cách thủy, các bạn có thể tham khảo cách làm Caramen Flan bằng lò nướng tại đây. Chuẩn bị nồi to, vỉ hấp, 1 khăn khô sạch, cốc đựng Flan Phô mai Các bước thực hiện: A. Phần caramen Bắc 1 nồi nhỏ cho đường và nước vào đun trên lửa nhỏ, thi thoảng lắc nhẹ đáy nồi cho dường tan hết. Đun nước đường cho đến khi đường chuyển sang màu vàng nâu thì tắt bếp, nhanh tay chia nước đường caramen đều vào các ramenkin (nếu dùng cốc nhựa các bạn chờ 1 chút cho đường nguội bớt rồi cho vào cốc, đường caramen cứng lại khó chia thì các bạn cho đường lên bếp đun nóng lại là được) B. Phần Flan phô mai Sữa tươi đun trên bếp với đường, để lửa nhỏ và khuấy đều cho đến khi đường tan hết, sữa ấm nóng là được. Đổ 1/2 lượng sữa vào xay nhuyễn cùng phô mai, lọc qua rây để lược bỏ phần lợn cợn, cho nốt lượng sữa vào khuấy đều cùng hỗn hợp sữa phô mai Trứng gà ta lấy 1 quả trứng gà đánh tan cùng với 3 lòng đỏ, từ từ rót hỗn hợp sữa phô mai vào bát trứng, vừa rót vừa khuấy đều cho đến khi hết hỗn hợp sữa (lưu ý khuấy nhẹ nhàng tránh nhiều bọt), khuấy hỗn hợp sữa trứng thật đều, lọc lại qua rây để lược bỏ phần lợn cợn của trứng. Rót hỗn hợp trứng sữa phô mai đều vào 6 cốc ramenkin. Bắc nồi lên bếp đun sôi nước, cho các cốc ramenkin đựng Flan phô mai vào nồi đun cách thủy (chú ý không để nhiều nước ngập lên vỉ hấp làm nóng ramenkin dễ làm Flan Phô mai bị rỗ, hạ thật nhỏ lửa và đậy trên mặt nồi 1 chiếc khăn sạch rồi đậy kín nắp nồi (việc đậy khăn trên miệng nồi sẽ tránh nước đọng từ nắp nồi nhỏ vào Flan phô mai, nếu không đậy khăn thì các bạn chú ý lau nắp nồi thường xuyên trong khoảng thời gian hấp Flan phô mai). Hấp Flan Phô mai nhiệt nhỏ trong khoảng 40p là Flan phô mai chín, có thể thử bằng cách lấy tăm thử Flan phô mai, nếu Flan phô mai không còn dính tăm là được, hoặc lắc nhẹ ramenkin thấy Flan phô mai không còn rung rinh là chín (tùy theo kích cỡ cốc đựng Flan Phô mai mà thời gian hấp khác nhau, chú ý kiểm tra Flan phô mai lúc gần đạt. Lưu ý luôn để nhiệt nhỏ, tránh để nhiệt to làm sôi hỗn hợp trứng sữa, Flan Phô mai sẽ bị rỗ, như bếp nhà mình có 9 mức nhiệt thì mình hấp mức nhiệt nhỏ nhất là 1 trong 20p đầu và 20p cuối mình tăng lên mức nhiệt 2, Flan phô mai rất mịn và đẹp) Flan phô mai chín, các bạn để nguội rồi đậy kín cất ngăn mát tủ lạnh. Flan Phô mai ăn thơm ngon hơn khi để lạnh. Chúc các bạn thành công! Xem thêm : Cách làm pudding socola Cách làm trà sữa Thái Lan Share Tweet Pin Share No comments
Lời giới thiệu: Chips khoai tây chiên giòn Bài này web sẽ giới thiệu tới các bạn cách làm món chips khoai tây chiên giòn tan cực ngon, nếu bạn thích ăn khoai tây chiên giòn như bim bim thì hãy làm theo cách này nhé, khoai tây chiên cực giòn, thơm ngon và đậm đà. Khác với khoai tây chiên thanh truyền thống, khoai tây chiên giòn theo công thức này sẽ được nghiền nhuyễn, trộn đều với chút bột ngô và gia vị, miếng khoai tây chiên sẽ giòn rất lâu và béo ngậy. Mùa bóng đá đang đến, ngồi xem bóng đá uống bia kèm theo đĩa khoai tây chiên cực giòn cực ngon này thì còn gì thú vị bằng. * Cách làm Caramen Flan * Cách làm kem Rhum nho * Cách làm kem đậu xanh Chuẩn bị: - 250g khoai tây (khoảng 2 củ) - 25g bột ngô - 1/2 thìa cafe muối - 1 chút đường - Dầu ăn, bột ngô làm bột áo Các bước thực hiện: Khoai tây gọt sạch vỏ, cắt nhỏ luộc hoặc hấp chín. Khoai tây chín còn nóng dùng thìa nghiền nhuyễn khoai tây, khoai tây được nghiền mịn thì cho bột ngô, muối, đường vào trộn thật đều. Khoai tây được trộn thành khối mịn, để khối khoai tây nghỉ khoảng 10p cho nguội bớt. Dùng màng bọc thực phẩm bọc khối khoai tây lại, dùng cây cán bột cán mỏng khối khoai tây ra thành miêng dày chừng 0,5cm. (cán mỏng khi chiên khoai tây sẽ rất giòn, nếu các bạn muốn ăn khoai tây chiên ngoài cực giòn bên trong dẻo thì cán miếng bột dầy hơn). Rắc chút bột ngô lên làm bột áo, dùng dao cắt miếng khoai tây thành những thanh mỏng vừa ăn. Dùng nồi (hoặc chảo) nhỏ đổ lượng dầu ăn chừng 1cm, đun nóng dầu ăn, để nhiệt độ thấp, thả các miếng khoai tây vào chiên chín vàng đều rồi vớt khoai tây chiên ra để lên giấy thấm dầu thấm bớt dầu (trong lúc chiên dùng đũa tách nhẹ cho các miếng khoai tây khỏi dính vào nhau) Chips khoai tây chiên ăn nóng hoặc ăn nguội đều rất ngon, khoai tây chiên đã được trộn sẵn gia vị đậm đà nên các bạn có thể ăn khoai tây chiên không hoặc ăn khoai tây chiên kèm với mayonnaise, tương ớt đều ngon tuyệt vời. Chúc các bạn thành công! Xem thêm : Cách làm siro mận, mứt mận Cách làm mận xào gừng Cách làm nước quả thanh long nguyên chất cực ngon Cách làm bánh trái cây đậu xanh nổi tiếng của Thái Lan Cách làm trà sữa Thái Lan Share Tweet Pin Share No comments